Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Chuyện ngắn thâm nho nhọ …dzit

Chuyện ngắn thâm nho nhọ …dzit: Chuyện ngắn thâm nho nhọ …dzit
Viết ngắn 27
Ở nhà mình vợ là đảng, thằng cu Bi là chính phủ, mình là quốc hội, còn con chó đành làm quần chúng.
Mình chê cứt quần chúng thối thì không sao, chứ mà mở mồm chê cứt chính phủ nặng mùi là y như rằng đảng nó mắng té tát. Chết thật!

(  Laothayboigia Đinh Vũ Hoàng Nguyên  )

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

NHỮNG CÂY CẢNH ĐẸP.

      Ngoài những cây nhãn ghép sai trĩu quả, tự tay đã bố ươm trồng, chăm sóc từ khi nghỉ hưu, thì nhà mình còn có một loạt những cây cảnh rất quý :  đầu tiên phải kể đến là  là những cây duối, một loại cây hết sức bình thường mọc tự nhiên bên bụi cây hoang dại. Rồi được bố đem gây trồng, tạo dáng, chăm sóc.Thấm thoắt đã hơn hai chục năm, cây giờ đã có chiều dài  trên 2,5 mét với gốc cây to,vững chãi, ra dáng một chiếc máy bay dân dụng đang trong tư thế chuẩn bị rời đường băng, để bay vút lên không trung trông  rất sinh động !
 


Đã có rất nhiều khách đến chơi, tham quan (đặc biệt là những  đồng đội của bố ở quân chủng Phòng không - Không quân, đồng nghiệp ở ngành Hàng không dân dụng ) mọi người đều rất thích thú, đánh giá rất cao về giá trị  nhiều mặt của  hai cây duối cảnh độc đáo này 
 
Có ông khách "  gợi ý" + "phát biểu"đại để rằng  : Cây rất phù hợp và sẽ  làm đẹp hơn, sang trọng hơn, văn minh, hiện đại, hài hoà và hoành tráng hơn cho cảnh quan những công trình lớn  như  Bảo tàng, Nhà khách, Nhà ga ,Cảng hàng không , sảnh đợi sân bay, Trụ sở Văn phòng, Biệt thự vườn ..v..v...

 
Cây  tạo ấn tượng đẹp, sâu sắc, là  dấu ấn đáng nhớ với những ai đã từng được ngắm nhìn !

Duối còn là loại cây thuốc, có sức sống rất khỏe, quanh năm xanh tốt. Thế dáng của cây trông thật vững chãi, khoẻ khoắn, khoáng đạt càng ngắm, càng thấy Ông nhà mình có con mắt nghệ thuật ,có đôi bàn tay  vàng,  xứng tầm nghệ nhân giỏi

 
(  mà thật ra ông không được học qua một trường lớp nghệ thuật hay một nghệ nhân nào ) Riêng với cây duối cảnh to nhất , cây có thế dáng máy bay cất cánh Chiều dài thân 2,56m Sải cánh 2,54m Chiều cao (cả bệ ) 1,66m đường kính thân máy bay : 0,30 m ( 30cm ) cây đã có khoảng trên 25 năm tuổi .CÂY HIỆN GIỜ ĐÃ ĐƯỢC ĐỊNH HÌNH NÊN RẤT DỄ CHĂM SÓC ( DUỐI lại là loại cây có sức sống rất khỏe, quanh năm xanh tốt, hàng năm đều cho rất nhiều hoa trái cây rất xứng đáng là tầm cỡ CÂY CỦA ĐẠI GIA. Ở VĂN GIANG , HƯNG YÊN 
  
"chuyển sân"  để thay chậu nâng cấp sân đỗ
  một số cây của ông đã được giới thiệu ở trang diễn đàn CLB caycanh  http://shop.yeucaycanh.com/Cay-cong-trinh/2810-CAY-DUOI-CANH-DEP-HANG-DOC

   Còn đây là một cây Duối khác, nhỏ hơn, cũng không kém phần sinh động, cây này nhìn giống như một chiếc máy bay đang lấy độ cao,vượt qua những cụm mây nhỏ để bay vút lên không trung
  

 

Xin mời xem thêm ở http://www.youtube.com/watch?v=_wMf1ex0O7M ( thang 173 )một vài tác phẩm cây khác của ông Lê Ngọc Viên , xã Mễ sở, huyện Văn giang, tỉnh Hưng yên
XIN MỜI KÍCH CHUỘT VÀO GIỮA ĐỂ XEM PHIM
 và đây là những cây duối khác trong nhóm tác phẩm  bằng chất liệu duối của bố Viên :
CẦN THĂNG
cây này có phần gốc và rễ cực kỳ đẹp, uốn lượn như thân rồng trông vừa cổ kính,vừa sống động.  Cần thăng có mùa rụng lá sau đó lại  bật lên những chùm lộc non mỡ màng, tuyệt đẹp  từ ngày bố mất  mình cũng chưa biết cách tỉa sao cho cây vẫn giữ được thế dáng đẹp nhất với cây  mà vẫn đảm bảo sao cho cây không vươn to quá mức. Cứ định nhờ mấy bác  nghệ nhân nhưng lại ngại đây cũng là một trong những di sản đẹp và quý báu của gia đình




LỘC VỪNG 
cây Lộc vừng (có nơi còn gọi là cây mưng) đã lên ngôi và có vị trí sánh vai trong bộ tam “Sanh-Đa-Lộc” là biểu tượng cho ước mơ hoài bão hạnh phúc của đời người mà các nghệ nhân đã dày công sưu tầm, tôn tạo và gởi gắm tâm hồn vào tác phẩm.
Lộc vừng có hai loại: Lộc vừng đọt xanh (hay Lộc vừng mỡ) và Lộc vừng đọt tía, miền Bắc gọi là Lộc vừng nếp và Lộc vừng tẻ. Nhiều nơi thường dùng đọt non của Lộc vừng làm rau sống để bữa ăn thêm ngon miệng. Dân gian miền Trung có câu:
“Cá lẹp mà kẹp rau mưng
Ông ăn to miếng mụ trừng mắt lên”.
Hiện nay, từ sân chơi sinh vật cảnh của nhiều nghệ nhân, nhà sưu tầm, nhà vườn…cây Lộc vừng đã có mặt tại khuôn viên của một số cơ quan, xí nghiệp, khách sạn…làm đẹp thêm cho nơi ấy. Trong số đó, có rất nhiều cây được tôn tạo thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo với những dáng, thế khác nhau rất sinh động.

Lộc vừng có hoa chuỗi dài, lúc nở màu đỏ, có mùi thơm nhẹ nhàng. Những cây mọc tự nhiên ở vùng ven sông, bờ suối và cả trong bể cạn, non bộ, hồ nước đều phát triển tốt. Lúc nở hoa rất đẹp và càng đẹp hơn khi hoa rụng xuống mặt nước, trôi lơ lửng, chen chúc khoe sắc thắm thật ngoạn mục.(Lời bình của bác Hữu Vấn )



cây Lộc vừng (có nơi còn gọi là cây mưng) đã lên ngôi và có vị trí sánh vai trong bộ tam “Sanh-Đa-Lộc” là biểu tượng cho ước mơ hoài bão hạnh phúc của đời người mà các nghệ nhân đã dày công sưu tầm, tôn tạo và gởi gắm tâm hồn vào tác phẩm.
Lộc vừng có hai loại: Lộc vừng đọt xanh (hay Lộc vừng mỡ) và Lộc vừng đọt tía, miền Bắc gọi là Lộc vừng nếp và Lộc vừng tẻ. Nhiều nơi thường dùng đọt non của Lộc vừng làm rau sống để bữa ăn thêm ngon miệng. Dân gian miền Trung có câu:
“Cá lẹp mà kẹp rau mưng
Ông ăn to miếng mụ trừng mắt lên”.
Hiện nay, từ sân chơi sinh vật cảnh của nhiều nghệ nhân, nhà sưu tầm, nhà vườn…cây Lộc vừng đã có mặt tại khuôn viên của một số cơ quan, xí nghiệp, khách sạn…làm đẹp thêm cho nơi ấy. Trong số đó, có rất nhiều cây được tôn tạo thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo với những dáng, thế khác nhau rất sinh động.
( nguồn ảnh này từ Inter net )
Lộc vừng có hoa chuỗi dài, lúc nở màu đỏ, có mùi thơm nhẹ nhàng. Những cây mọc tự nhiên ở vùng ven sông, bờ suối và cả trong bể cạn, non bộ, hồ nước đều phát triển tốt. Lúc nở hoa rất đẹp và càng đẹp hơn khi hoa rụng xuống mặt nước, trôi lơ lửng, chen chúc khoe sắc thắm thật ngoạn mục.(Lời bình của bác Hữu Vấn )
góp phần làm phong phú hơn ,  sinh động hơn,  tăng sức hấp dẫn  của làng cây cảnh  Văn giang, tỉnh Hưng yên.

 
 Nằm trong bốn loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng, lộc; lộc vừng là cây có thân và gốc đẹp, khi hoa nở có hương thơm, được nhiều người chơi cây cảnh ưa thích.
Thông thường lộc vừng mỗi năm ra hoa 2 vụ, vào các tháng 6 - 7 và 10 - 11 âm lịch. Lộc vừng ưa nước nên dễ chăm sóc, có thể bắt lộc vừng nở hoa theo ý muốn vào dịp Tết. Ngoài việc chăm bón đủ chất để ra nhiều hoa, ta phải tạo ra một bước đột biến về sinh lý cho cây. Nghĩa là phải làm cho lộc vừng trút bỏ toàn bộ lá già trong thời gian ngắn nhất, với bí quyết: tưới cho cây lượng phân kali hoặc natri hơi đậm. Sau 4 ngày toàn bộ lá xanh trên cây chuyển
 Sau khi cây rụng hết lá, hàng ngày ta tiếp tục tưới nước vo gạo để bồi dưỡng và kích thích cây phát triển lá mới. Khoảng một tháng mầm lá và mầm hoa sẽ đâm ra, khi hoa tàn, ta lại tiếp tục làm theo trình tự trên, thì lộc vừng lại tiếp tục nở hoa.


















Kính mời quí vị xem thêm tại các địa chỉ :
 http://vn.360plus.yahoo.com/thang173/article?mid=190&prev=392&next=122 ; http://www.youtube.com/user/thang173?feature=mhsn#p/u/0/PQ_UNvjVjD0
hoặc :
http://my.opera.com/thang173/blog/c-2
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !